Picture Vietnam

Làm sao để chọn được khẩu độ phù hợp với ảnh?

Nếu bạn chụp vào buổi tối với ánh sáng sẵn có, có lẽ bạn nên đặt khẩu độ mở rộng, nhanh hơn để thu được nhiều ánh sáng xung quanh vào ống kính hơn. Nếu bạn chụp ảnh phong cảnh, khẩu độ nhỏ, chậm hơn sẽ tạo độ sâu trường ảnh lớn hơn và đảm bảo phong cảnh không bị mất nét. Ngược lại, nếu bạn chụp ảnh chân dung, độ sâu trường ảnh thấp sẽ tạo một bức ảnh chân dung đẹp, cuốn hút hơn. Nếu bạn mới học chụp ảnh, hãy đọc bài viết này để biết cách chọn khẩu độ ảnh phù hợp khi chụp ảnh món ăn.

Khẩu độ cho ra ảnh đẹp nhất là khẩu độ tạo độ sâu trường ảnh vừa phải đủ để chủ thể được sắc nét. Dù có vẻ như điều này đã quá rõ ràng rồi nhưng hãy để tôi giải thích. Với food photography, mỗi món ăn có độ cao khác nhau và tầng lớp khác nhau. Sau đây là một ví dụ về hai bức ảnh chụp từ góc chụp cao. Pizza chụp với khẩu độ f/14 và vỏ khoai tây nướng được chụp với khẩu độ f/5.

blank

Bề mặt hai món ăn đều có nhiều tầng lớp. Topping trên pizza nằm bên trên lớp phô mai. Trên món vỏ khoai tây nướng, có các lớp thịt ba chỉ, phô mai và hành lá. Khi nhìn hai món ăn này từ góc nhìn cao, rất khó nhận biết sự khác nhau giữa các lớp. Nếu bạn phóng to 100%,  bạn sẽ thấy được các hiệu ứng tạo ra bởi sự khác nhau về các lớp thức ăn với khẩu độ được chọn.

blank

Phóng to 100%, bạn có thể thấy mọi thứ trên bề mặt pizza đều sắc nét. Chụp với khẩu độ nhỏ như f/14 tạo độ sâu trường ảnh đủ sâu để khiến bức ảnh sắc nét từ phần trên của topping cho tới lớp phô mai bên dưới. Còn bây giờ, hãy quan sát chuyện gì xảy ra khi vỏ khoai tây nướng được phóng to 100%.

blank

Khi nhìn vỏ khoai tây nướng cận cảnh, bạn có thể thấy độ sâu trường ảnh thấp với khẩu độ f/5 không đủ khiến bức ảnh sắc nét từ lớp thịt cho tới phần dưới vỏ khoai tây. Để mọi thứ trên bề mặt của vỏ khoai tây nướng sắc nét, cần độ sâu trường ảnh lớn hơn. Một số món ăn cần đến độ sâu trường ảnh lớn là hàng buffet trải dài, súp với đồ trang trí bên trên, nồi thịt hầm lớn, bánh hay bất kì món ăn nào có độ dày lớn hay có bề mặt không phẳng. Chụp ảnh món ăn nhìn thì có vẻ dễ nhưng thật sự không hề dễ.

Nếu đồ ăn trông sẽ đẹp hơn với góc máy ảnh cao hay vừa tầm mắt, nên dùng khẩu độ nào? Cái này phụ thuộc vào việc bạn có muốn bối cảnh phía sau sắc nét không. Nếu hậu cảnh gây nhiễu thì khẩu độ mở rộng với độ sâu trường ảnh thấp giúp bạn tập trung sự chú ý vào chủ thể. Sau đây là hình một bánh cupcake chụp với khẩu độ f/2.8 và f/13.

blank

Bạn thích cái nào hơn? Hay là một bức ảnh khác với độ sâu trường ảnh trong khoảng đó? Với khẩu độ f/13, bạn có thể thấy bối cảnh có thể sẽ gây nhiễu phân tán sự chú ý vào chủ thể. Nếu bạn chụp với một ống kính prime siêu nhanh, có thể bạn sẽ muốn chụp ảnh đồ ăn với khẩu độ f/1.2 hay f/1.4 nhưng hãy nhớ rằng độ sâu trường ảnh thấp sẽ khiến một số phần của chủ thể mất nét. Sau đây là ảnh phóng to 100% của một cái bánh cupcake chụp với khẩu độ f/2.8.

blank

Hãy chú ý tới các miếng socola ở phía sau bị mất nét. Sau đây là ảnh phóng to 100% với khẩu độ f/13.

blank

Với độ sâu trường ảnh cao hơn, có thể thấy các miếng socola ở phía sau đã sắc nét hơn.

Với cách chọn khẩu độ phù hợp để chụp ảnh đồ ăn như chia sẻ ở trên, bạn nên lưu ý hình dáng của chủ thể và góc chụp. Chú ý chụp một số phần bị mất nét không có gì sai nhưng nếu bạn muốn tất cả các phần của chủ thể được sắc nét, hãy đảm bảo khẩu độ bạn chọn tạo độ sâu trường ảnh vừa đủ.