Picture Vietnam

Bí kíp để chụp những bức ảnh cưới hoàn hảo, lôi cuốn

Rất nhiều thứ tại đám cưới của bạn sẽ trôi qua chóng vánh – bánh, hoa hay âm nhạc – nhưng ảnh cưới sẽ trường tồn cùng thời gian. Vì chính bản thân bạn và con cháu bạn, bạn phải làm mọi thứ có thể để có được những tấm ảnh đẹp nhất.

Sau đây là cách để không chỉ tìm được một thợ chụp ảnh hoàn hảo mà còn hợp tác với họ một cách ăn ý nhất. Hãy khám phá cách chụp ảnh cưới hoàn hảo.

blank

Sớm chuẩn bị mọi thứ

Khoảng một năm trước ngày cưới, hãy bắt đầu tìm kiếm, hỏi han từ những cặp đôi bạn biết về các gợi ý cần thiết và tìm hiểu thông qua các trang web và blog. Hãy chú ý tới một số bộ sưu tập ảnh cưới đáng chú ý của từng thợ chụp ảnh để biết được chất lượng và phong cách chụp ảnh của họ. Cũng nên nhớ rằng đó là những tấm ảnh đẹp nhất được chọn lọc từ vô vàn đám cưới, nên khi thấy thích một thợ chụp ảnh nào đó, hãy yêu cầu họ cho xem ảnh chụp đầy đủ của 1-2 đám cưới.

Tư duy phản biện

Khi bạn xem các tấm ảnh, hãy cân nhắc những khoảnh khắc quan trọng bạn muốn chụp tại đám cưới: Người thợ này có chụp những tấm ảnh đẹp mà bạn cũng thích không? Hãy để ý tới bố cục và liệu ảnh và người trong ảnh có sắc nét không (trừ trường hợp ảnh với hiện tượng hột màu to (grainy) đó là dụng ý từ trước). Hãy đảm bảo người trong ảnh trông thoải mái chứ không phải sợ hãi trước máy ảnh.

Sắp xếp một buổi gặp mặt

Bạn không thể đánh giá chính xác một thợ chụp ảnh chỉ qua bề ngoài được. Một khi bạn đã có được danh sách những thợ chụp ảnh bạn thích – sau khi xem xét về giá cả và liệu họ có rảnh vào ngày cưới của bạn không – hãy sắp xếp một buổi gặp mặt trực tiếp hoặc chat video trên mạng. Bạn cần thấy thoải mái trước thợ chụp ảnh của mình vì họ sẽ theo bạn mọi lúc mọi nơi trong ngày cưới và tương tác với tất cả các khách mời của bạn nữa.

blank

So sánh các gói chụp

Hãy hỏi về những thứ bao gồm trong gói thường và những khoản phụ phí. Đặc biệt, hãy tìm hiểu một gói chụp ảnh kéo dài bao nhiêu tiếng. Đa số, một gói chụp ảnh kéo dài tâm 8 tiếng và bảo đảm chụp từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc việc tiếp khách. Cũng nên trả thêm để chụp được lâu hơn vì có thể mọi thứ kéo dài hơn bạn nghĩ, đặc biệt nếu bạn chuẩn bị cho một một màn kết thúc hoành tráng (thời gian chụp thêm thường có giá cao hơn một chút).

Xác nhận lại với thợ chụp ảnh

Các studio chụp ảnh cưới lớn thường có nhiều thợ chụp ảnh, và tùy thuộc vào hợp đồng của bạn, thợ chụp ảnh bạn chọn có thể sẽ không phải là thợ chụp ảnh trong ngày cưới của bạn. Và vì mỗi thợ chụp ảnh có phong cách, kĩ thuật và tính cách riêng, bạn phải chắn chắn là người thợ mà bạn đã phỏng vấn và thấy hợp với mình sẽ là người chụp ảnh cho đám cưới của bạn.

blank

Đọc review

Đọc review trên mạng là tốt, đó nên là một phần trong những việc cần chuẩn bị của bạn (xem lại mục 1), nhưng khi bạn đã tìm và thuê được thợ chụp ảnh, hãy yêu cầu được nói chuyện với một số khách hàng trước của họ. Hãy hỏi các cặp đôi đó liệu ảnh thợ đó chụp có ưng ý không, dịch vụ thế nào, và bất kì câu hỏi cụ thể nào khác mà bạn băn khoăn. Ngày cưới là một ngày trọng đại nên việc tìm một đơn vị chụp ảnh sự kiện cưới uy tín là một việc quan trọng.

Kí hợp đồng

Khi đã chọn được thợ chụp ảnh, hãy kí hợp đồng mà đã bao gồm tất cả mọi thứ — từ ngày cưới cho đến số giờ chỉnh sửa hậu kỳ và bạn sẽ nhận sản phẩm cuối cùng như thế nào – mọi thứ rõ ràng, giấy trắng mực đen.

Đặt lịch chụp ảnh đính hôn

Khi đã thuê được thợ chụp ảnh, một buổi chụp ảnh trước đám cưới sẽ là một mũi tên trúng hai đích: Đó là cơ hội bạn thoải mái hơn trước thợ chụp ảnh và trước máy ảnh, có được những tấm ảnh làm kỉ niệm và bạn cũng có thể góp ý với thợ chụp ảnh về những ảnh bạn thích và không thích trước ngày cưới.

Tạo một danh sách chụp hợp lý

Đừng phí thời gian cố chụp ảnh riêng với từng người từ ông bà cho tới anh chị em họ. Hãy cứ chụp những tấm quan trọng và bảo phù dâu của bạn hay ai đó giúp đỡ trong việc tổ chức sắp xếp này vào ngày cưới.

Trong danh sách cũng nên bao gồm những thứ như liệu bạn thích ảnh đen trắng hay có màu hay những vật trang trí trong ngày cưới mà nên có trong ảnh (ví dụ, cái hộp đựng khăn giấy bạn tự dệt đau cả tay).

Khi gửi danh sách những điều cần chú ý này cũng nên kèm theo một số ảnh của bạn mà bạn thích để thợ chụp ảnh biết được bạn muốn trông như thế nào trong ngày cưới. Thêm các chú ý nho nhỏ khác về ngày cưới ví dụ như bà của bạn xương hông yếu và không thể đứng lâu.

Lịch trình nên thực tế

Trong ngày cưới, mọi thứ thường kéo dài hơn bạn tưởng, từ việc làm tóc cho đến mặc váy cưới. Và sẽ có những sự cố xảy ra (tin chúng tôi đi) – từ những việc như để quên lời thề cho đến kẹt đường tắc xe – nên hãy tạo một lịch trình nghiêm ngặt trong một ngày nhưng vẫn có những khoảng trống thời gian để không phải mất thời gian chụp đã kí hợp đồng trước.

Chụp bức ảnh đầu tiên (tấm ảnh đầu tiên của cô dâu và chú rể trước lễ cưới)

Nếu bạn không muốn lỡ bữa tiệc cưới thì hãy chụp ảnh cưới chân dung trước buổi lễ. Hơn nữa: Bạn sẽ đỡ lo lắng hơn trên lễ đường và khi đó tóc và trang điểm của bạn vẫn còn tươi mới.

blank

Ngẩng mặt lên

Các thợ chụp ảnh nói rằng có rất nhiều cặp đôi cúi gằm mặt xuống trên lễ đường vì họ quá lo lắng. Nên là, ít nhất, hãy ngẩng mặt lên, dù bạn không cười được. Một cái nhìn suy tư trên mặt cô dâu trước khi trao lời hẹn ước hay một nét mặt tươi vui trong lúc cảm ơn Chúa sau khi làm lễ xong vẫn tốt hơn là những gương mặt cúi gằm xuống đất. Tham khảo thêm Concept chụp ảnh thời trang để trang bị thêm những kinh nghiệm chụp ảnh nhé.

blank

Hãy cứ tận hưởng ngày trọng đại của bạn

Đừng nên lo lắng quá nhiều về các tiểu tiết như phải đổi chỗ đặt ảnh vì trời mưa hay bé gái cầm hoa òa khóc khi chụp ảnh gia đình. Hãy để cho thợ chụp ảnh thực hiện theo lịch trình, chụp ảnh và biết những gì trông sẽ đẹp nhất – hãy nhớ rằng, đó là lí do tại sao bạn thuê họ.

Nếu bạn cứ chăm chăm nhìn vào máy ảnh, thợ chụp ảnh sẽ không thể chộp được những khoảnh khắc bạn trò chuyện cùng bạn đời tương lai hay cười đùa cùng bạn bè. Thợ chụp ảnh mới là người phải lo lắng về việc này – chứ không phải bạn!